Những cách đối phó độc đáo với “ngày ấy” của phụ nữ xưa

Sợi cói

Sợi cói được sử dụng tương đối lâu dài trong lịch sử, ít nhất kể từ thế kỷ thứ 10, phụ nữ sử dụng sợi cói để thấm trong ngày đèn đỏ và sau đó mang đi giặt sạch, có thể tái sử dụng. Nguyên liệu này được sử dụng đến thế kỷ 19 cho đến khi giấy bản và giẻ lau cũ được phát minh.

Những cách đối phó độc đáo với “ngày ấy” của phụ nữ xưaGiấy cói được người Ai Cập cổ đại dùng làm vật liệu thấm hút.

Giấy Papyrus

Giấy Papyrus hay còn gọi là giấy cói được người Ai Cập cổ đại phát minh từ khoảng 4.000 năm trước Công nguyên, có màu ngà, nâu vàng, cứng nhưng có thể uốn cong đặc biệt rất bền. Loại giấy này được làm từ lõi của một loại cói có tên papyrus cao khoảng 2-3m mọc hai bên bờ sông Nile. Để làm giấy cói mềm dẻo, phụ nữ sẽ ngâm nó trong nước và dính nhiều tờ giấy lại với nhau để làm thành vật liệu thấm hút tốt.

Vỏ cây gỗ tuyết tùng

Vỏ cây gỗ tuyết tùng nghe có vẻ khô cứng, đau rát nhưng những người Mỹ bản địa đã dùng loại vỏ cây gỗ này để làm băng vệ sinh và thậm chí cả tã. Bởi vì đặc tính của loại cây này khá đặc biệt: nhẹ, mỏng và quan trọng hơn cả là nó có tính thấm hút tốt, giữ độ ẩm lâu.

Những cách đối phó độc đáo với “ngày ấy” của phụ nữ xưaVỏ cây gỗ tuyết tùng có khả năng thấm hút rất tốt.

Da trâu

Bộ lạc Arikira nằm ở phía Bắc Hoa Kỳ đã sử dụng con trâu với rất nhiều công dụng: thịt trâu dùng làm thực phẩm, xương chế thành dao và dụng cụ hay nấu cao, dây cơ dùng làm dây cung và da trâu dùng làm túi, may quần áo và thậm chí cả băng vệ sinh. Da trâu sẽ được ngâm vào nước sau đó cạo bỏ hết lông. Quá trình ngâm và cạo kéo dài đến khi da trâu mỏng, sạch sẽ. Sau đó, da trâu sẽ được phơi khô, hun khói để tăng cường tính mềm dẻo của da. Kết thúc quá trình này, da trâu sẽ vô cùng mềm mại để sử dụng như một chiếc băng vệ sinh.

Miếng bọt biển tự nhiên

Trong thời cổ đại, phụ nữ ở các vùng duyên hải như Hy Lạp đã sử dụng bọt biển tự nhiên như băng vệ sinh. Bọt biển có tính thấm hút cao tuy nhiên vì không được xử lý đúng cách nên gây ra nhiều hội chứng sốc chất độc.

Cỏ

Cỏ được sử dụng làm băng vệ sinh hoặc miếng đệm ngực ở châu Phi và châu Úc. Ban đầu, đơn giản chỉ là miếng vải đệm cùng cỏ sau đó được cải tiến vải may thành túi. Cỏ được cuộn lại, nhét vào túi vải. Việc sử dụng cỏ không dễ dàng vì một số loại cỏ mềm nhưng có những loại cỏ ngứa, thô, khô hoặc gây đau đớn. Thậm chí đến ngày nay, ở nhiều vùng châu Phi phụ nữ vẫn dùng vải để đối phó với ngày đèn đỏ hàng tháng.

Giấy

Phụ nữ Nhật Bản dùng cuộn giấy làm băng vệ sinh. Giấy ở Nhật Bản từ xưa đã có độ bền, độ thấm hút đáng kể. Giấy ở Nhật Bản được sản xuất từ năm 800 sau Công nguyên, làm bằng sợi thực vật, nguyên sợi chứ không nghiền nhỏ như cách sản xuất giấy ở phương Tây. Do đó, giấy này có tính thấm hút mạnh và mỏng.

Những cách đối phó độc đáo với “ngày ấy” của phụ nữ xưa

Trong thế kỷ 19, ở châu u, phụ nữ theo đuổi chủ nghĩa tự nhiên, không dùng gì trong ngày “đèn đỏ”.

Và... không dùng gì

Trong thế kỷ 19 ở châu u, phụ nữ theo đuổi và tôn thờ chủ nghĩa tự nhiên. Điều này có nghĩa là sống bản năng như tổ tiên con người. Do đó, họ không sử dụng gì khi đến ngày đèn đỏ hoặc sử dụng vải xô, giẻ lau, ga trải giường...

Người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra một loại băng vệ sinh mà ngày nay người ta gọi đó là tampone. Tuy nhiên ở Ai Cập thời đó, băng vệ sinh làm bằng sợi cói. Người Hy Lạp cổ đại cải tiến tampone dùng vải quấn quanh một cái que nhỏ. Tại La Mã cổ đại, phụ nữ dùng vải lụa làm băng vệ sinh. Ở Nhật Bản, phụ nữ dùng giấy trong khi phụ nữ châu Phi dùng bó cỏ khô để vệ sinh hàng tháng. Tới đầu thế kỷ 19, người ta bắt đầu dùng những tấm giẻ lau cũ khâu thành túi nhỏ bên trong nhồi bông. Những chiếc băng vệ sinh tân tiến này được giặt, phơi khô và dùng đi dùng lại nhiều lần. Cuối thế kỷ 19, có một doanh nghiệp châu u sản xuất hàng loạt băng vệ sinh giẻ lau này, tuy nhiên do không quảng cáo nên dây chuyền sản xuất này đã thất bại.Đến đầu thế kỷ 20, phụ nữ bắt đầu dùng vải màn, vải xô. Vào những năm 1920, loại băng vệ sinh làm bằng vải màn bắt đầu được bày bán tại cửa hàng bách hóa và quảng cáo trên tạp chí.

Minh Huệ

((Theo LS, tháng 6/2017))